カテゴリ: luật

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền còn có tên gọi khác là đăng ký logo độc quyền hay đăng ký thương hiệu độc quyền. Dù gọi thế nào đi nữa thì về mặt bản chất điều là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Cá nhân/tổ chức cần đăng ký độc quyền nhãn hiệu để được nhà nước bảo hộ độc quyền và tránh trường hợp cá nhân/tổ chức khác sử dụng, làm giả nhãn hiệu của mình.
Bài viết gồm 6 chủ đề chính
Vấn đề cần biết khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
Thông tin cần cung cấp để tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
Nơi nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký nhãn hiệu:
Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký thương hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ:
Những lưu ý phải biết khi làm hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

I. Vấn đề cần biết khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

1. Đối tượng nào được đứng tên đăng ký nhãn hiệu độc quyền?
Có 2 đối tượng được đăng ký (đứng tên hồ sơ về việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu)
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký
Cá nhân đứng tên đăng ký
Thông thường, người làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ nhầm lẫn về việc để tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì người sử dụng nhãn hiệu đó phải đăng ký kinh doanh, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Thật may, theo quy định cá nhân vẫn có thể đăng ký đứng tên làm chủ sở hữu của 1 nhãn hiệu bất kỳ chưa có người đăng ký.
2. Nhóm đăng ký nhãn hiệu:
Có 45 Nhóm được quy định tại Danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ 11-2018.
Khi cá nhân/tổ chức đăng ký nhãn hiệu đối với nhóm nào thì nhà nước sẽ bảo hộ độc quyền trong phạm vi nhóm đó.
Cá nhân/tổ chức dựa trên lĩnh vực hoạt động để xác định nhóm cần đăng ký. Vì đây là quyền lợi của cá nhân/tổ chức nên cá nhân/tổ chức có thể đăng ký 01 nhãn hiệu đối với 01 hoặc nhiều nhóm dựa trên nhu cầu và khả năng của mình.
3. Điều kiện về nhãn hiệu (thương hiệu, logo) được đăng ký
Nhãn hiệu (hình ảnh, tên thương hiệu) không bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc trùng, tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng. Nếu sử dụng dịch vụ của Công ty Kế Toán Luật Ba Đình, cá nhân/tổ chức sẽ được tra cứu nhãn hiệu và tư vấn sửa đổi nếu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự.
4. Lưu ý về địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
Địa chỉ phải cố định và có thể nhận được hồ sơ do Bên Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp để tránh trường hợp bị thất lạc (Các Quyết định, Thông báo của Cục đều gửi về theo đường Bưu điện).
5. Quyền lợi khi đăng ký và thời hạn bảo hộ thương hiệu đã đăng ký
Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, cá nhân/tổ chức:
Có thể gắn chữ “R” (Registered) lên nhãn hiệu của mình.
Được bảo hộ kể từ ngày cấp đăng ký thương hiệu đến 10 năm sau
Hết 10 năm nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng logo, nhãn hiệu đã đăng ký thì có thể gia hạn thêm 10 năm tiếp theo (Đăng ký 01 lần và gia hạn nhiều lần).

II. Thông tin cần cung cấp để tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

Scan hoặc Ảnh chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu đăng ký theo hình thức Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh) Hoặc Giấy CMND/CCCD (nếu đăng ký theo hình thức cá nhân).
File logo thương hiệu cần đăng ký (File ảnh hoặc File word hoặc File Pdf)
File mẫu logo thương hiệu của Luật Ba Đình
Thông tin liên hệ: số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ liên hệ.
Đối với cá nhân: cần cung cấp địa chỉ cố định và có thể nhận được Quyết định, thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ.
Nhóm ngành nghề (hoặc cung cấp lĩnh vực hoạt động chính đối với nhãn hiệu để được tư vấn Nhóm).

III. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

02 (Hai) bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).
05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

IV. Nơi nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký nhãn hiệu:

Cá nhân/tổ chức đến nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (02 Bộ).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cá nhân/tổ chức sẽ nhận được 01 Hồ sơ gốc có dấu xác nhận đơn, số đơn và ngày ưu tiên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Trong đó, Ngày ưu tiên nghĩa là: cá nhân/tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được ưu tiên bảo hộ trước. Trường hợp cá nhân/tổ chức khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau giống với nhãn hiệu đã đăng ký trước sẽ không được nhà nước bảo hộ.
Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là 1.000.000 đồng nếu đăng ký 01 Nhóm; đăng ký nhãn hiệu từ 02 Nhóm trở lên thì kể từ nhóm thứ 02 lệ phí sẽ là 730.000 đồng/Nhóm.
Trong mỗi Nhóm sẽ có nhiều sản phẩm cụ thể, nếu liệt kê từ quá 6 sản phẩm thì kể từ sản phẩm thứ 7 sẽ đóng thêm Phí là 150.000 đồng/sản phẩm.
Thật tuyệt: nếu bạn sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Kế Toán Luật Ba Đình, chúng tôi sẽ làm tất cả những công việc kể trên cho bạn với phí dịch vụ chỉ 1.000.000đ

V. Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký thương hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ:

Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

VI. Những lưu ý phải biết khi làm hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định, Bên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi “Thông báo cấp Văn bằng bảo hộ” đến địa chỉ đăng ký trên Tờ khai. Lúc này, cá nhân/tổ chức phải đến Cục Sở hữu trí tuệ để đóng Phí cấp Văn bằng bảo hộ (được cập nhật trong Thông báo). Trường hợp không đóng Phí hoặc đóng Phí nhưng quá hạn thì Cơ quan Nhà nước sẽ Từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.
Trường hợp đăng ký theo hình thức Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh; nếu các tổ chức này ngưng hoạt động hoặc giải thể thì việc bảo hộ sẽ dừng ngay tại lúc đó. Nhưng nếu đăng ký theo hình thức cá nhân thì sẽ mặc định bảo hộ xuyên suốt trong vòng 10 năm.
Thời gian Luật định sau 12 tháng sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nếu đơn đăng ký đủ điều kiện. Nhưng thực tế, thời gian cấp văn bằng bảo hộ sẽ kéo dài từ 16 đến 24 tháng tùy vào lượng hồ sơ bên cục tiếp nhận.

Xem thêm bài viết liên quan: giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Khái niệm: Ly hôn là sự chấm dứt mối quan hệ giữa 2 vợ chồng trên danh nghĩa pháp luật công nhận theo yêu cầu của vợ chồng " Nghĩa hiểu thực tế 2 vợ chồng không còn ở chung với nhau và đồng thời dẫn đến 1 số việc như: Ai nhận trách nhiệm nuôi con, chia tài sản,..." Cụ thể Luật Ba Đình sẽ giúp bạn phân tích cụ thể phía dưới
Hướng dẫn thủ tục ly hôn

Thủ tục và hồ sơ ly hôn

- Đơn trình xin ly hôn.
- CMND " Bản sao hoặc Hộ chiếu"; hộ khẩu " yêu cầu sao y bản chính "
- Yều cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn ( Bản chính giấy đăng ký kết hôn, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao " có xác nhận sao y nhé bạn " ) 
- Nếu 2 vợ chồng có con thì cung cấp giấy khai của con " không có thì không cần "
- Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của 2 vợ chồng " Nếu có tranh chấp tài sản "
- Trường hợp 2 vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà 1 trong 2 người ( vợ - Chồng ) xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của 1 trong 2 vợ chồng.
- Trường hợp nếu nếu 2 vợ chồng làm kết hôn tại nước ngoài mà muốn hủy kết hôn tại Việt Nam thì được sự sở tư pháp công nhận " Ký " và ghi chú vào sổ tại sở tư pháp. -> Làm đơn ly hôn tại Việt Nam.
Kết thúc phần hướng dẫn thủ tục ly hôn phần chuẩn bị thủ tục ly hôn nếu quý khách hàng nào chưa hiểu rõ có thể liên hệ với công ty Luật Ba Đình để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn a!
Trình tự thủ tục ly hôn

B1: Đi đến Tòa Án Nhân Dân nơi cư trú của đương sự  vợ / chồng đang làm việc hay công tác nộp đơn ly hôn.
B2: Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa ra lệ phí của việc ly hôn của 2 vợ chồng " Phí tạm ứng ly hôn".
B3: Sau khi nộp phí tạm ứng dân dự sơ thẩm tại chi cục hành án Quận/ Huyện thì đến tòa án nộp biên lai phí tạm ứng - Hướng dẫn thủ tục ly hôn
B4: Thụ lý giải quyết:
Nếu vụ việc là Thuận tình ly hôn thì:
-  Nếu trong 15 ngày làm việc tại tòa án - Tòa án sẽ mở phiên hòa giải cho 2 bên.
- Quyết định chính thức ly hôn của tòa án nếu trong vòng 7 ngày sau khi kêt thúc phiên hòa giải thì toàn án sẽ tiên bố việc hủy hôn của 2 bên thành công ( Trong trường hợp 2 bên vẫn giữ ý kiến hủy hôn không thay đổi "
Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời hạn xét xử việc ly hôn là
Từ 01 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn:  
Tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú của vợ hoặc chồng.

Có thể bạn quan tâm đến các chủ đề liên quan:

Bạn đang có ý tưởng kinh doanh tốt, muốn thử sức mình vào môi trường kinh doanh năng động và cơ hội phát triển bản thân, bạn muốn một đơn vị Dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói giá rẻ uy tín tại Hà Nội giúp bạn hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội ( ) đầy đủ, chính xác đúng pháp luật.
Luật Ba Đình là đơn vị hàng đầu Việt Nam về dịch vụ tư vấn mở công ty trọn gói tại Hà Nội, thay đổi giấy phép kinh doanh, giải thể công ty, kế toán thuế... Thế mạnh của Luật Ba Đình chính là: Thái độ phục vụ ân cần, nhiệt tình, chuyên nghiệp giúp khách hàng hiểu rõ hơn về luật doanh nghiệp, ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ( công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty Cổ Phần, doanh nghiệp tư nhân), những vấn đề mà hầu như bất kể ai khi chuẩn bị khởi nghiệp đều mơ hồ, để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Với Phương Châm" Khởi đầu vững chắc, chìa khóa thành công " và định hướng "Ngày một phát triển ", Luật Ba Đình đã nỗ lực không ngừng trong thời gian qua để tạo nên một Luật Ba Đình ngày nay trong mắt khách hàng đó là: Uy Tín – Chuyên Nghiệp – Nhanh Chóng – Hiệu Quả- Chi Phí thấp nhất.
Với dịch vụ  thành lập công ty trọn gói của Luật Ba Đình, bạn hoàn toàn không phải lo lắng cho bất kỳ vấn đề pháp lý nào xảy ra. Chúng tôi đã áp dụng những phương pháp tối ưu nhất, với những chuyên viên giàu kinh nghiệm nhất nhằm đem đến cho quý khách hàng một  dịch vụ chất lượng cao, nhanh chóng, đơn giản, giá thành rẻ.
thành lập công ty tại TP HN

Dịch vụ thành lập công ty

Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến thành lập công ty / doanh nghiệp
• Tư vấn về loại hình doanh nghiệp, ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp giúp khách hàng có sự lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp của mình;
• Tư vấn về đặt tên công ty đúng pháp luật không bị trùng bằng tiếng Việt, tiếng Anh;
• Tư vấn về ngành nghề đăng ký kinh doanh;
• Tư vấn về vốn điều lệ, vốn pháp định của công ty;
• Tư vấn về quyêng lợi và trách nhiệm của các thành viên, cổ đông góp vốn;
• Tư vấn về các loại thuế, các khoản phí mà doanh nghiệp phải nộp khi đi vào hoạt động;
• Tư vấn về luật doanh nghiệp, kế toán, BHXH, thủ tục xuất nhập khẩu...

Hoàn tất thủ tục thành lập công ty tại Luật Ba Đình cần những gì?

1.  Hồ sơ yêu cầu: Bạn chỉ cần cung cấp cho Luật Ba Đình duy nhất một bản phô tô công chứng CMND ( công chứng chưa quá 3 tháng, CMND chưa quá 15 năm) hoặc Hộ Chiếu.
2.  Thời gian 03 ngày làm việc có giấy phép kinh doanh + Đăng bố cáo trên cổng thông tin quốc gia + Con dấu
Đến với  dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ tại Luật Ba Đình bạn sẽ hưởng những chế độ ưu đãi cực kỳ hấp dẫn:
• Miễn phí báo cáo thuế 3 tháng đầu tiên;
• Lập sổ đăng ký thành viên/ đăng ký cổ đông, điều lệ công ty;
• Tư vấn các vấn đề vướng mắc trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động;
• Tư vấn về luật thuế, kế toán, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
• Cung cấp biểu mẫu, hợp đồng, văn bản pháp luật thuế, kế toán, lao động theo yêu cầu;

Đọc thêm các chủ đề liên quan bên dưới:

1.Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.
Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.

2.Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

3.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩmđạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

↑このページのトップヘ